Các tin tức chính

Lễ ký kết kế hoạch hợp tác giữa Cục Bảo vệ thực vật và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giai đoạn 2021-2025

Sáng nay, ngày 21/10/2021, Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) phối hợp với 08 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón tổ chức Lễ ký kết: “Kế hoạch hợp tác thực hiện chương trình phát triển sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ, sử dụng phân bón cân đối hiệu quả” và 07 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật: “Cam kết phối hợp thực hiện hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả; phát triển sản xuất và sử dụng thuốc BVTV sinh học”. Lễ ký kết diễn ra theo hình thức trực tuyến với sự chứng kiến của các bên tham gia, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc BVTV (VIPA); Hiệp hội phân bón và các cơ quan báo chí, truyền thông.

Nông dân phải “3 giảm, 3 tăng” khi giá phân bón tăng “phi mã”

Tình trạng giá phân bón liên tiếp tăng cao đã ảnh hưởng đến sản xuất vụ đông xuân 2021-2022 của bà con nông dân.

Thế khó của doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước

Giá phân bón thế giới đạt mức cao kỷ lục trong vòng gần mười năm trở lại đây, nhưng các doanh nghiệp phân bón đang ở vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Loạt cơ sở kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng bị xử phạt hơn 1 tỷ đồng

Cơ quan chức năng thuộc tỉnh Lâm Đồng đã xử phạt các cơ sở kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng, không có giấy phép lưu hành tổng số tiền hơn 1 tỷ đồng; buộc các đối tượng vi phạm nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp; đồng thời tổ chức tiêu hủy số hàng hóa này.

Khảo sát nhu cầu hỗ trợ nâng cao "năng lực trực tuyến" trong bối cảnh dịch của doanh nghiệp

Để hỗ trợ cụ thể, thiết thực cho doanh nghiệp (DN) trong bối cảnh đại dịch, Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng Cải cách TTHC của Thủ tướng CP) phối hợp với Hiệp hội Phần mềm & Dịch vụ CNTT (VINASA) và Tập đoàn FPT thực hiện khảo sát nhanh về nhu cầu hỗ trợ nâng cao "năng lực trực tuyến" của các doanh nghiệp, hiệp hội.

Kết quả khảo sát sẽ là căn cứ để VINASA, Tập đoàn FPT và các doanh nghiệp thành viên VINASA nhận diện được rõ nét các nhu cầu cấp bách về công nghệ thông tin của các doanh nghiệp, hiệp hội, trên cơ sở đó sẽ XÂY DỰNG CÁC GÓI HỖ TRỢ, MIỄN PHÍ HOẶC GIẢM GIÁ TRỰC TIẾP cho các doanh nghiệp trong thời gian dịch bệnh.

Chi tiết vui lòng liên hệ:
Ms. Cao Anh Hằng, VINASA, 0974 298 786, HANGCA@vinasa.org.vn
Mr.Mai Trọng Khả - GĐ dự án E-Covax FPT, DĐ : 0983 99 0000, email : khamt@fpt.com.vn

Sản xuất phân bón chứa lân có nguy cơ phải đóng cửa do thiếu quặng apatit

Mới đây, đơn vị duy nhất ở trong nước sản xuất được quặng apatit tuyển là Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam (Công ty Apatit) đã thông báo tạm dừng cung cấp loại nguyên liệu này, khiến các nhà máy phân bón chứa lân lo ngại về khả năng duy trì sản xuất trong thời gian tới.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Phát triển nông nghiệp minh bạch, trách nhiệm và bền vững

Cần đẩy mạnh phổ biến, hướng dẫn để nâng cao nhận thức và trách nhiệm các bên tham gia trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, quản lý vùng trồng hướng đến nền nông nghiệp minh bạch, trách nhiệm và bền vững.

"Liều vaccine" cho sản xuất trong nước

Ngày 23/8, Bộ Công Thương ban hành Chỉ thị số 10/CT-BCT về tăng cường quản lý xuất, nhập khẩu một số mặt hàng để hỗ trợ sản xuất và tiêu dùng trong nước. Đây được coi là 'liều vaccine' cần thiết để hỗ trợ cho sản xuất trong nước vượt qua khó khăn do tác động dịch Covid-19.

Một số giải pháp góp phần bình ổn giá phân bón

Hiện nay, nước ta có khoảng 26 triệu ha đất nông nghiệp, tương đương với dưới 80 % tổng diện tích Việt Nam, sử dụng hơn 47% lực lượng lao động của quốc gia. Thực tế, tỷ lệ người đang sinh sống ở nông thôn và miền núi chiếm tới gần 70% dân số của Việt Nam. Trong sản xuất nông nghiệp thì phân bón là một trong những vật tư quan trọng, góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, nâng cao chất lượng nông sản. Theo đánh giá của Tổ chức Lương thực - Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), phân bón đóng góp khoảng 40% vào việc tăng năng suất và vai trò quan trọng vầo chất lượng của nông sản. Thời gian gần đây, giá phân bón tăng đã ảnh hưởng lớn đến bà con nông dân, đến sản xuất nông nghiệp. Làm thế nào để đảm bảo 2 yêu cầu: cung cấp đầy đủ, đúng thời gian, đúng chủng loại và giá cả chấp nhận được cho bà con nông dân?

Giải mã cơn sốt phân bón

Cơ quan quản lý, các hiệp hội, doanh nghiệp khẳng định nguồn cung phân bón trong nước rất dồi dào. Việc phân bón tăng giá chủ yếu do chi phí sản xuất tăng cao.

Nhiều nhà máy phân bón nguy cơ dừng sản xuất vì Hà Nội giãn cách

Việc TP. Hà Nội giãn cách khiến hàng loạt nhà máy xuất hóa chất, phân bón có nguy cơ dừng sản xuất vì đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu.

Hiệp hội Phân bón Việt Nam làm việc với một số Cục, Vụ của Bộ Công thương

Trước tình hình giá phân bón tăng đột ngột từ đầu năm 2021 đến nay, ngày 20 tháng 7 năm 2021. đoàn công tác của Bộ Công Thương gồm đại diện của Cục Hóa chất, Cục Xuất, nhập khẩu, Cục Phòng vệ thương mại, Cục Quản lý cạnh tranh và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do ông Nguyễn Văn Thanh, Cục trưởng Cục Hóa chất làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hiệp hội Phân bón Việt Nam. Tham gia làm việc với đoàn của Bộ Công Thương có ông Phùng Hà, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký, ông Nguyễn Trí Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam. Hai bên đã trao đổi, đánh giá về hiện trạng sản xuất, xuất nhập khẩu, nguyên nhân tăng giá phân bón và bàn bạc về một số giải pháp góp phần giảm nhiệt giá phân bón.

Nông dân gặp khó vì giá phân bón

Từ đầu năm đến nay, giá các loại phân bón đồng loạt tăng cao gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất và đời sống của người dân. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, để góp phần bình ổn giá phân bón trong nước, các chuyên gia cho rằng, cơ quan chức năng nên áp dụng các biện pháp như tạm dừng xuất khẩu, tăng thuế xuất khẩu, giảm thuế nhập khẩu đối với một số loại phân bón.

Tổng Thư ký VFA tham gia buổi Tọa đàm do Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức

Trong thời gian gần đây, do biến động mạnh của thị trường thế giới, nơi này nơi khác xảy ra hiện tượng găm hàng, hoặc thiếu hàng, giá các mặt hàng phân bón tại Việt Nam liên tục tăng tạo ra những lo lắng nhất định với cơ quan quản lý và bà con nông dân. Trước tình hình nêu trên, Báo Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm với các khách mời; Ông Phùng Hà, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Nguyễn Văn Thanh, Cục trưởng Cục Hóa chất, Bộ Công Thương. Các vị khách mời đã đề cập đến nhiều vấn đề của ngành phân bón, từ nguyên nhân giá phân bón tăng trong 6 tháng đầu năm 2021, về nguồn cung phân bón (nhập khẩu, sản xuất trong nước), các biện pháp góp phần giảm nhiệt giá phân bón, các biện pháp hỗ trợ bà con nông dân, sự phối hợp của 4 nhà: khoa học, doanh nghiệp, nhà nông, nhà nước,….đến nông nghiệp phát triển bền vững.

Tin vui là theo báo cáo của Bộ NN và PTNT, bất chấp ảnh hưởng của dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm đạt trên 24 tỷ USD, thặng dư thương mại 3,14 tỷ USD. Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản trong 6 tháng qua ước đạt 3,84%, trong đó nông nghiệp (gồm trồng trọt và chăn nuôi) tăng 3,71%, lâm nghiệp tăng 3,98%, thủy sản tăng 4,25%. Trong nước, các nông sản chủ lực cũng giữ được giá ở mức khá, riêng vụ lúa đông xuân được mùa, được giá chưa từng có trong lịch sử. Có thể nói, với diễn biến thị trường nông sản  6 tháng đầu năm 2021, bà con nông dân cũng bớt đi phần nào lo lắng áp lực trước đà tăng của các mặt hàng vật tư nông nghiệp, từ đó yên tâm tiếp tục đầu tư sản xuất./.

 

Bổ nhiệm Phó Tổng biên tập phụ trách Tạp chí Quê hương ngày nay

Căn cứ vào ý kiến của Ban Tuyên giáo Trung ương tại Văn bản số 723-CV/BTGTW ngày 10 tháng 6 năm 2021; Căn cứ vào Công văn số 2219/BTTTT-CBC ngày 23 tháng 6 năm 2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông, ngày 26 tháng 6 năm 2021, Hiệp hội Phân bón Việt Nam đã có quyết định số 346/QĐ-HHPBVN bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam giữ chức Phó Tổng biên tập phụ trách Tạp chí Quê hương ngày nay.

Ngày 01 tháng 7 năm 2021, Hiệp hội Phân bón Việt Nam đã tổ chức trao Quyết định cho ông Nguyễn Tiến Dũng.

Khẩn trương bình ổn giá phân bón trong nước

Từ đầu năm đến nay, giá phân bón tại thị trường trong nước tăng chóng mặt, mức tăng tùy loại từ khoảng 8% đến 77%. Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đầu ra của nhiều loại nông sản gặp khó khăn, cơ quan chức năng cần khẩn trương, quyết liệt triển khai các giải pháp bình ổn giá phân bón trên thị trường...

Tổng Thư ký VFA: Phân bón tăng giá, hiện tượng găm hàng “té nước theo mưa” có thể xảy ra

 Theo Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam (VFA), khi giá phân bón tăng, nơi này nơi kia thiếu hàng, hiện tượng găm hàng, “té nước theo mưa” có thể xẩy ra.

Giá phân bón bước vào chu kỳ tăng

Với chi phí nguyên liệu đầu vào tăng phi mã và chi phí vận chuyển cũng tăng chóng mặt, giá phân bón tại Việt Nam đang bước vào chu kỳ tăng và được dự báo sẽ tiếp tục ở mức cao từ nay đến hết năm.

Giá phân bón tăng bất hợp lý?

Các nhà máy sản xuất phân bón cho biết dù ít phụ thuộc vào nguyên liệu nước ngoài nhưng vẫn phải tăng giá vì giá thế giới tăng.

Giá phân bón trong nước diễn biến theo quy luật thị trường thế giới

Việc giá phân bón tại Việt Nam thời gian gần đây liên tục tăng chủ yếu do tác động trực tiếp từ thị trường phân bón thế giới.

Giá phân bón sẽ hạ nhiệt vào trung tuần tháng 6?

Bộ NN&PTNT cho biết nguồn cung phân bón trong nước sẽ dồi dào hơn khi các nhà máy hoạt động trở lại vào trung tuần tháng 6. Do đó, khả năng giá ure sẽ hạ nhiệt nếu giá dầu khí thế giới không biến động quá lớn.

Chuyển Nghị quyết thuế giá trị gia tăng phân bón vào Luật thuế sửa đổi

Nội dung sửa đổi thuế GTGT với mặt hàng phân bón đã được tổng hợp trong dự thảo Luật Thuế GTGT và sẽ trình bổ sung chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021.

Tái cơ cấu ngành phân bón, nâng cao chất lượng sản phẩm

Từ một quốc gia phải phụ thuộc vào nguồn phân bón nhập khẩu, trong khoảng 30 năm trở lại đây, ngành phân bón Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, chủ động được nguồn cung và thậm chí xuất khẩu sản phẩm sang hơn 20 quốc gia. Khi cung đã đủ cầu, tốc độ tăng trưởng chậm lại, ngành phân bón cần một định hướng phát triển mới.